Trụ sở Google tại Mountain View, bang California. Ảnh: CNN
Theo hãng CNN, tuần trước, Google đã thông báo kế hoạch đầu tư 4,5 tỷ USD cho công ty Jio Platforms. Một phần tiền đầu tư sẽ được sử dụng để phát triển điện thoại thông minh giá rẻ cho thị trường địa phương – một thiết bị có thể giúp Google và Jio thu hút khách hàng từ gần một nửa tỷ ngườ Ấn Độ chưa có điện thoại thông minh, nhiều người trong số đó sinh sống và lao động tại các vùng nông thôn.
Mặc dù chi tiết kế hoạch về chiếc điện thoại mới vẫn chưa được công bố song thoả thuận giữa Google và Jio có thể xáo trộn một thị trường mà lâu nay Trung Quốc tham vọng chiếm hữu. Theo công ty nghiên cứu Canalys, các mặt hàng thương hiệu Trung Quốc chiếm trên 75% thị trường điện thoại thông minh tại Ấn Độ trong quý II năm 2020, trong khi “ông lớn” Samsung của Hàn Quốc đứng thứ 3 với xấp xỉ 17%.
Một chiếc điện thoại thông minh giá rẻ của Jio và Google có thể là tin không mấy tốt lành và tạo ra thách thức thực sự cho những nhà sản xuất điện thoại của Trung Quốc.
Mẫu điện thoại thương hiệu Jio có thể hưởng lợi từ làn sóng tẩy chay hàng Trung Quốc ngày một gia tăng tại Ấn Độ. Gần đây, Chính phủ Ấn Độ đã ra lệnh cấm TikTok và 58 ứng dụng khác của Trung Quốc sau vụ đụng độ bạo lực gây thương vong giữa binh sĩ hai nước tại đường biên giới hồi giữa tháng 6.
Theo công ty dữ liệu Counterpoint Research, hiện khoảng 450 triệu người dân Ấn Độ sở hữu một chiếc điện thoại thông minh để liên lạc, giải trí cũng như kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn còn 500 triệu người khác chưa có trong tay thiết bị này.
“Họ không nên bị tước đi quyền lợi trong cuộc cách mạng dữ liệu và kỹ thuật số này”, Mukesh Ambani – Giám đốc điều hành công ty mẹ của Jio – tập đoàn Reliance Industries đồng thời là người đàn ông giàu nhất châu Á – phát biểu trong một sự kiện của công ty vào tuần trước.
Tarun Pathak – Giám đốc Counterpoint Research – nhận định: “Jio là một công ty tập trung theo hướng nhằm vào khu vực nông thôn, vì đây mới chính là Ấn Độ. Họ có một số lượng lớn người sử dụng tiềm năng chưa lần nào được trải nghiệm tiện ích của Interner”.
Phần lớn những người này chỉ sử dụng điện thoại “cục gạch” với bàn phím bấm và màn hình cơ bản, kết nối sóng 2G. Giới thiệu điện thoại thông minh kết nối 4G, 5G cho họ sẽ mang đến cho Google và Jio món hời “đôi bên cùng có lợi”. Trong khi Jio có thể cung cấp cho người dùng mới kế hoạch dữ liệu thì Google có thể phổ biến các ứng dụng như Youtube, định vị, bản đồ… tới thị trường Ấn Độ.
Để tiếp cận thị trường tiềm năng khổng lồ nhưng thu nhập có hạn, các nhà phân tích Counterpoint cho biết Google và Jio cần phải phát triển một chiếc điện thoại thông minh hệ điều hành Android với giá dưới 50 USD do thị trường Ấn Độ đã ngập tràn những mẫu mã khác với giá dao động từ 70 đến 100 USD.
Tuy nhiên, đây sẽ là một bài toán khó do thông thường, chi phí sản xuất chip, bộ nhớ và màn hình trong một chiếc điện thoại thông minh đã vượt quá con số 50 USD. Giới quan sát cho rằng nếu như Jio và Google có thể thành công vượt qua bước này và giữ chân được khách hàng mới với những bản nâng cấp đều đặn, đây sẽ là một đòn giáng mạnh lên các nhà sản xuất điện thoại thông minh của Trung Quốc.
Viện nghiên cứu chính sách đối ngoại Ấn Độ Gateway House dự đoán số lượng người dùng điện thoại thông minh tại nước này sẽ tăng gấp đôi lên 900 triệu tính đến năm 2025 khi bình quân thu nhập tăng và điện thoại cũng rẻ hơn.
“Hiện đang có làn sóng tẩy chay đối với hàng hoá Trung Quốc. Kết hợp làn sóng này với những sáng kiến ‘tự cung tự cấp’ do Chính phủ Ấn Độ khởi xướng sẽ tạo ra thách thức cho các nhà sản xuất Trung Quốc”, nhà phân tích Adwait Mardikar thuộc trung tâm Canalý bày tỏ trong một bài viết.
Ngay cả trước khi xảy ra vụ đụng độ biên giới với Trung Quốc gần đây, từ lâu Thủ tướng Modi và đảng cầm quyền liên tục đề cao những sáng kiến “Ấn Độ là trên hết”. “Những công ty như Jio đang thúc đẩy các phong trào chủ nghĩa dân tộc tại Ấn Độ”, ông Adwait kết luận.
Theo Baotintuc
Sau hàng loạt biến cố diễn ra vài năm trở lại đây, các ông trùm công nghệ trên thế giới đã bắt đầu tính đến chuyện đẩy làn sóng đầu tư ra khỏi Trung Quốc và hướng đến vùng đất hứa.
" alt=""/>Trung Quốc lo lắng trước sự chen chân của Google vào Ấn ĐộTheo nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí của Anh, nhóm các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi Tiến sĩ người Pháp André Ferreira đã thành công trong việc ‘dạy AI’ cách nhận biết từng cá thể của một loài chim. Hệ thống này được xây dựng dành cho mục đích nghiên cứu các loài động vật hoang nhưng đã được phát triển để xác định các cá thể chim trong môi trường sống của chúng.
TS. Ferreira cho biết công cuộc nghiên cứu bắt đầu khi nhóm của ông tiến hành quan sát cách loài chim thợ dệt (Philetairus socius) xây tổ ‘siêu to khổng lồ’. Công việc này được thực hiện bằng cách gắn thẻ màu lên chân các chú chim để phân biệt và bắt đầu quan sát cách chúng làm tổ, ngày qua ngày.
Thay vì quay cảnh các chú chim, TS. Ferreira chuyển sang quay tổ nhưng màu sắc của các thẻ là không nhìn được. Vì thế ông và các cộng sự quyết định chuyển sang dùng AI.
Phần khó nhất của công đoạn này là dạy cho hệ thống cách chụp ảnh. Với con người thì đó là một việc dễ dàng nhưng với máy là cả một quá trình. Nhóm của TS. Ferreira đã giải quyết bài toán hóc búa này bằng cách gắn thẻ từ RFID (nhận dạng bằng sóng vô tuyến) lên chim, kích hoạt chụp khi con chim tiến tới camera feeder (một loại thiết bị cho ăn gắn với camera).
Đến nay, công nghệ này đã được ứng dụng trên loài sẻ vằn (Taeniopygia guttata), bạc má lớn (Parus major), và thợ dệt hoang dã. Sau khi được ‘dạy’, thử nghiệm cho thấy các bức ảnh được chụp có độ chính xác khoảng 90% cho một bức ảnh.
Đến nay, hạn chế của hệ thống này là chỉ được dạy chụp các bức ảnh từ đằng sau lưng của loài chim, giống như góc quan sát của các nhà sinh vật học. Sai số là có thể xảy ra nếu loài chim thay hình đổi dạng, chẳng hạn như thay lông. “Chúng tôi không biết chính xác AI dùng cái gì để định dạng loài chim,” TS. Ferreira thú nhận.
Tuy nhiên, ông cho rằng vấn đề có thể được giải quyết nếu dữ liệu đưa ra là đủ lớn. Nhóm của ông đang tiến hành lắp đặt các camera ở nhiều góc khác nhau để chụp được ở nhiều góc độ không chỉ đằng sau lưng. Kế hoạch sau cùng là phát hành phần mềm cho người sử dụng khi hệ thống được hoàn thiện.
Hiện có rất nhiều ứng dụng sử dụng công nghệ AI để nhận diện động thực vật dựa trên hình ảnh hoặc âm thanh, nhưng những kiểu nhận dạng này chỉ xác định được các loài chứ không phân biệt được từng cá thể trong một loài.
Nhóm của TS. Ferreira đang phát triển thêm hệ thống nhận dạng tương tự nhưng áp dụng cho các cá thể động vật. Ông cho biết đây là lần đầu tiên một hệ thống nhận dạng có thể giúp nhận diện cá thể nhỏ như loài chim. Những hệ thống kiểu này sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà sinh vật học trong việc nghiên cứu hành vi của từng cá thể trong một quần thể, điều vốn cực kỳ khó khăn và tốn kém hiện nay.
Hữu Phương (Theo Newscientist)
Sự ra đi của trưởng phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo (AI) Ma Wei-Ying diễn ra trong lúc ứng dụng TikTok của ByteDance đang phải đối mặt với những sức ép về vấn đề bảo mật và quyền riêng tư.
" alt=""/>Lần đầu tiên công nghệ AI giúp nhận diện từng cá thể của một loài chim